Nhà gỗ kẻ truyền được xem là một biểu tượng văn hoá lâu đời của người Việt Nam chúng ta. Nhà kẻ truyền mang trong mình những giá trị tâm linh sâu sắc. Ngày nay có rất nhiều các hộ gia đình tìm đến Nhà Gỗ Kim Huệ với mong muốn tìm lại khung cảnh bình yên, tĩnh lặng của các miền quê bắc Bộ xa xưa. Tại bài viết dưới đây, Nhà Gỗ Kim Huệ và các bạn sẽ tìm hiểu chi tiết về kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền đẹp này và làm sao để lựa chọn được một mẫu nhà kẻ truyền đẹp nhất hiện nay nhé. Mời các bạn theo dõi cùng Nhà Gỗ Kim Huệ.
Nhà gỗ kẻ truyền đẹp là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền đẹp là một loại nhà ở đã từ có rất lâu tại Việt Nam. Nhà kẻ truyền thường được làm toàn bộ từ chất liệu từ gỗ tự nhiên và kiểu dáng cổ kính với mái rêu phong xanh và sân vườn rộng rãi. Cho nên nhà kẻ truyền lại có tên gọi như vậy.
Phân loại nhà gỗ kẻ truyền đẹp
Nhà gỗ kẻ truyền hiện nay thường được phân loại thành nhiều loại nhà khác nhau. Vậy nhà kẻ truyền được chia thành những kiểu nào thì đây là cây trả lời của bạn.
- Nhà kẻ truyền 3 gian
- Nhà kẻ truyền 4 gian
- Nhà kẻ truyền 5 gian
- Nhà kẻ truyền 6 gian
Nhà gỗ kẻ truyền thường được phân loại theo gian nhà. Đặc biệt là gỗ kẻ truyền chỉ được làm 1 tầng và chia thành nhiều gian. Nếu các bạn mà thấy những kiểu nhà gỗ nhiều tầng thì bạn đã nhầm lẫn giữa nhà gỗ và nhà kẻ truyền. Cho nên các bạn phải lưu ý điều này giúp chúng tôi.
Vậy nhà gỗ kẻ truyền đẹp có kết cấu như thế nào?
Mái nhà gỗ kẻ truyền
- Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
- Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (Trực giao với hoành), gối nên hệ thống hoành.
- Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực tiếp với dui, song song với hoành, gối nên hệ dui. Khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói, việc sử dụng hệ cấu hoành – dui – mè, nhằm phan nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa để để lát lớp gạch và hợp với ngói bên trên.
- Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống lóng. Gạch mà ngồi trực tiếp nên lớp mè.
- Ngói mũi hay còn gọi là ngói ta hay ngói vảy rồng, bằng đất nung. Trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.
Hệ cột nhà gỗ kẻ truyền
- Trong bộ khung nhà kiến trúc nhà kẻ truyền, cột là bộ phận chịu lực nén. Hầu được đặt trên các đế cột bằng đá mà không có bất kỳ mối liên kết nào giữa phần thân cột và phần đế. Công trình vững chắc hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của nó. Thường thấu 3 loại chính.
- Cột cái: Cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
- Cột quân hay cột con: Cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính
- Cột hiên: Nằm ở hiên nhà, phía trước
Xà nhà gỗ kẻ truyền
- Xà là các giàng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau. Gồm các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở độ cao đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:
- Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái, xà này song song với chiều dài của nhà.
- Xà hạ hay xà đại, liên kết với các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát với vị trí liên kết với xà lòng, xà lách và xà cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
- Xà thượng ( Xà trên của cột con): Liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
- Xà tự hạ ( Xà dưới cột con): Liên kết với các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức dộ cao ngay trên hệ bức bàn.
- Xà ngưỡng nối cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống bức bàn.
- Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
- Thương lượng, còn gọi là đòn dông hay xà nóc đặt trên điển mái.
Bẩy – Kẻ nhà gỗ kẻ truyền
- Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: Là dầm nằm trong khung liên kết các cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái phía sau. Đối với nhà ở tiền kẻ, hậu bẩy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên dùng bẩy liên.
- Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của nhà, gác nên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:
- Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung
- Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên đỡ phần chân mái.
- Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu lực nó còn có vị trí ưa thích của những nghệ nhân điêu khắc xưa. Nội dung điêu khắc mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hoá tuỳ theo thể loại các công trình từ nhà ở đến đình làng, tôn giáo.
Các bộ phận kết cấu khác
- Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ mái. Được đặt trồng nên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái. Các con đường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
- Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và nhiệm vụ đỡ các nóc (Thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn ( giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lơn có thể được thay bằng giá chiêng.
- Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng nên xà nách, chúng cũng đã hoàn thành và vẫn thu dần chiều dài khi nên cao theo độ dốc mái.
- Cửa bức bàn
- Con tiện
- Dạ tàu
- Đầu đao