Quý vị đang tìm tham khảo báo giá nhà gỗ 3 gian của các loại gỗ như căm xe, gõ đỏ, lim, dành cho nhà 3 gian. Đây là loại gỗ thông dụng để làm nhà gỗ theo kiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Mỗi loại gỗ đều có công năng như nhau nhưng để xét về độ bền của gỗ thì được nhiều người chọn gỗ lim. Chính vì thế gỗ lim được chọn khá nhiều để làm nhà gỗ 3 gian, vừa làm nhà để ở hoặc làm nhà thờ họ từ đường…
Quý vị đang băn khoăn không biết làm nhà bằng các loại gỗ lim, mít, xoan thì hết bao tiền, hãy tham khảo phân tích báo giá nhà làm bằng các loại gỗ trên để hiểu rõ và căn chỉnh tài chính mà mình cần đầu tư.
1. Chi phí thiết kế căn nhà
Trước khi bắt tay vào xây dựng mái ấm cho bản thân và cả gia đình, điều đầu tiên bạn cần làm đó là thiết kế các bản vẽ về căn nhà. Việc thiết kế sẽ giúp bạn xác định được căn nhà của mình có hình dáng như thế nào, kết cấu ra sao, từ đó dự trù khối lượng nguyên vật liệu phù hợp cũng như các bước xây nhà cần tiến hành như thế nào. Thông thường, một bộ bản vẽ thiết kế căn nhà đầy đủ sẽ bao gồm:
– Bản vẽ kiến trúc: Bản vẽ kiến trúc bao gồm toàn bộ thông tin liên quan đến kiểu dáng, diện tích chung của căn nhà.
– Bản vẽ kết cấu: Bản vẽ kết cấu bao gồm toàn bộ thông tin liên quan đến cấu trúc căn nhà, cấu trúc các bộ phận.
– Bản vẽ điện nước: Bản vẽ điện nước bao gồm toàn bộ các thông tin liên quan đến đường đi điện, nước, hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước, hệ thống chống cháy và chống sét (nếu có).
– Bản vẽ nội, ngoại thất: Bản vẽ nội, ngoại thất bao gồm toàn bộ các thông tin liên quan đến thiết kế nội và ngoại thất của căn nhà.
2. Chi phí vật liệu
Trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều loại gỗ khác nhau có thể được lựa chọn để xây nhà. Mỗi loại gỗ lại có những đặc điểm và mức giá riêng. Bạn có thể căn cứ vào bản vẽ thiết kế để xác định khối lượng gỗ cần thiết cho căn nhà, từ đó tính toán được chi phí vật liệu cụ thể.
3. Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là số tiền để trả cho các đội ngũ thi công. Chi phí này được tính theo diện tích mét vuông sàn
Diện tích mét vuông sàn sẽ được tính bằng tổng của:
– 100% tổng diện tích các tầng
– 30% – 50% diện tích móng băng (nếu có)
– 40% – 50% diện tích móng cọc bê tông cốt thép (nếu có)
– 30% – 50% diện tích sân thượng mái bê tông cốt thép (nếu có)
– 60% – 70% diện tích sân thượng mái trang trí (nếu có)
– 15% – 30% diện tích mái tôn (nếu có)
– 140% – 200% diện tích tầng hầm (nếu có)
4. Chi phí lắp đặt điện nước
Chi phí thi công lắp đặt điện nước được xác định dựa theo bản vẽ thiết kế cũng như nhu cầu của chủ nhà. Bao gồm:
► Chi phí mua vật liệu: Dây điện, ống nước, bóng đèn, vòi nước, ổ cắm,….
► Chi phí nhân công: Chi phí nhân công lắp đặt điện nước thường được tính theo đơn giá cụ thể như sau:
5. Chi phí nội ngoại thất
Chi phí nội ngoại thất sẽ bao gồm chi phí mua trang thiết bị và tiền công lắp đặt. Bao gồm:
– Mua trang thiết bị: lan can, bàn, ghế, tủ, giường,….
– Lắp đặt nội ngoại thất: Trồng vườn cây, đào ao cá, xây lắp ban công, trang trí, thiết kế nội thất,….